Phật dạy: Dù là ai chớ phạm phải điều tưởng chừng nhỏ nhặt này kẻo cả đời đau khổ lại chẳng có hậu hãy biết ngay hôm nay để tránh.
Phải biết tu khẩu để tạo phúc
Nếu mong muốn mọi việc được như ý thì phải biết nhẫn nhịn. Những gì ta ham muốn, nên giữ khoảng cách. Đối đầu với kẻ thù lại càng phải nhẫn nhịn, chẳng phải chúa Jesus đã từng nói, “phải biết yêu thương kẻ thù của mình”. Hãy giữ cho tâm chúng ta luôn thanh tịnh. Những thứ mà chúng ta nhận được sau khi nhẫn nhịn luôn là những thứ tốt đẹp nhất.
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Khẩu nghiệp không chỉ theo một mà còn nhiều kiếp, vì thế hãy liệu đường ăn nói.
Không nên nói những lời dối trá
Trong “5 giới cấm” của Phật giáo thì “nói dối” là một trong số giới cấm đó. Lời nói dối chính là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng nói là sai, sai nói là đúng”, hay nói ngắn gọn rằng lời nói dối là lời nói không thật. Nói những lời nói dối không chỉ đem tai họa đến cho người khác mà còn đem cả tai họa đến cho bản thân mình, thường xuyên nói dối khiến người khác không còn tin tưởng mình thậm chí khi nhắc đến mình người ta đã thấy coi thường.
Không nên nói những lời tức giận
Con người trong lúc tức giận mà nói thì thường thiếu suy nghĩ nên sẽ dễ dàng làm tổn thương người khác, có khi làm tổn thương chính bản thân mình. Con người trong lúc bị khinh bỉ xúc phạm thì tốt nhất nên giữ vững tỉnh táo, đừng tùy tiện lên tiếng, bởi vì lời nói lúc nổi nóng sẽ rất khó nghe, thậm chí có thể khiến người khác ám ảnh cả đời mà không thể quên được. Đối với cha mẹ, thì lời nói trong lúc tức giận của con cái sẽ khiến họ rất đau lòng. Đối với con cái, trẻ nhỏ thì lời nói trong lúc bực tức của cha mẹ có thể khiến trẻ chán nản mà tìm đến con đường cùng.
Điều nên làm để sống có hậu
Biết bố thí, cúng dường
Theo luật nhân quả, sự trộm cắp, bủn xỉn, ích kỷ, tham lam là nhân đưa đến sự nghèo túng thì ngược lại, để thoát khỏi điều này chúng ta hãy biết bố thí, cúng dường, san sẻ vật chất cho những người nghèo khổ hoặc hộ trì chánh pháp. “Nhân nào quả nấy”. Khi biết ban tặng thì chúng ta sẽ nhận lại mà không mất đi. Sự nhận lại đó có thể do một người khác đưa đến, một hoàn cảnh tốt để công việc chúng ta được tiế triển và có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn.
Hạnh bố thí là hạnh đầu tiên của Sáu ba la mật mà Bồ Tát phải hành trì. Bố thí luôn được Đức Phật khuyên bảo trong hầu hết các bộ Tam tạng giáo điển của Đức Phật. Và giới không trộm cắp lại nằm trong 5 giới cơ bản của người Phật Tử. Điều đó cho thấy Đức Phật đưa ra giới cấm cũng như Pháp bố thí để nhằm giúp chúng ta cải thiện đời sống ở hiện tại, chuyển hóa sự san tham vốn có của con người và hơn nữa là chuyển nghiệp, tạo phước lành ở đời sau.
Phải biết tiết kiệm
Tiết kiệm là cách để giữ được tài sản và sử dụng đúng tài sản mình làm ra, tránh hoang phí. Hoang phí tài sản là nguyên nhân chính khiến chúng ta khó làm giàu và thường bị thiếu hụt trong chi tiêu. Hoang phí cũng là nguyên nhân khiến chúng ta mất đi phước báu về tài sản và dễ đi đến phá sản. Điển hình như trong truyện dân gian Thạch Sùng, chúng ta hẳn vẫn nhớ rõ nhân vật Thạch Sùng khi còn nghèo khổ thì chắt chiêu, dành dụm nhưng khi giàu có thì hoang phí, chơi bời, khoe khoang và cuối cùng lại trở về với cảnh nghèo khó. Và trong xã hội hiện đại cũng không ít những “ Thạch Sùng” như vậy.
Sự lãng phí đã được Đức Phật dạy qua Kinh Trung Bộ về sáu nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh:
Đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản.
Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản.
La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản.
Ðam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản.
Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản.
Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản