Mì gói là món ăn quen thuộc, được nhiều người yêu thích nhờ sự tiện lợi, hương vị đa dạng, thơm ngon. Ngoài cách chế biến truyền thống, bạn cũng có thể biến tấu công thức để thêm mới lạ, hấp dẫn, kích thích vị giác. Đầu bếp Nguyễn Thanh Vũ – chuyên gia ẩm thực Công ty TNHH Giải Pháp Người Sành Ăn, với 23 kinh nghiệm đứng bếp tại các nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn món ngon làm từ mì, thời gian chế biến 10-15 phút.
Mì trộn phô mai khô gà
Nguyên liệu:
– Mì SiuKay hương vị Gà cay phô mai: một gói
– Trứng gà: một quả
– Phô mai bào (Mozzarella Anchor): một muỗng
– Hành lá cắt nhỏ đầu lá để riêng: một muỗng
– Khô gà lá chanh: một muỗng
– Cải thìa (cải chíp) luộc: một cây
– Xoài xanh tứ quý sợi (giữ lạnh): một muỗng
– Trang trí: cà bi cắt đôi, ngò rí (rau mùi)
– Ăn kèm: ớt sa tế Gourmet
– Gia vị: dầu ăn, giấm trắng, tương cà, tương ớt (cholimex)
Chế biến
– Pha sốt: Xào vàng thơm đầu hành, hạ lửa rồi cho một muỗng tương cà, một muỗng tương ớt, một muỗng nước lọc, 1/2 gói gia vị nếm vừa ăn. Sau cùng cho hành lá vào đảo đều.
– Trộn mì: Vắt mì SiuKay nấu 4 phút với nước sôi, vớt ra để ráo rồi cho vào đĩa, thêm gói dầu vào đảo đều nhằm giúp sợi mì không dính bết vào nhau, dai hơn sau khi luộc. Thêm một muỗng giấm trắng vào nồi nước, để sôi sủi tăm. Đập trứng ra tách, đổ từ từ trứng vào nồi nước rồi luộc trong nước sôi 3 phút, vớt ra xả nhanh qua nước để bỏ bớt rìa lòng trắng. Giấm trắng giúp lòng trắng bao bọc hết lòng đỏ lúc chần nước sôi.
– Trình bày: Cải thìa cắt làm đôi theo chiều dọc để hai bên đĩa. Để khô gà, phô mai, xoài xanh vào 3 góc của mì, rắc gói phô mai trong mì lên trên. Xếp trứng chần lên mì rồi rưới xốt xung quanh. Đặt cọng ngò rí đẹp lên trên trứng, thả rơi tự nhiên 3 miếng cà bi. Khi ăn trộn đều, thêm sa tế tùy vị.
Mì sốt kem nấm
Nguyên liệu:
– Mì Bistro hương vị Sốt kem phô mai kiểu Ý: một gói
– Hành tây: 35 gram
– Cà chua: một quả
– Tỏi băm: 2 gram
– Nấm: 20 gram
– Tôm: 100 gram
– Phô mai: 30 gram
– Sốt cà chua cô đặc: 40 gram
– Kem sữa: 25 ml
Chế biến:
– Sơ chế: Cắt cà chua, hành tây hình hạt lựu; bóc vỏ tôm, cắt nhỏ; xé nấm thành những miếng vừa ăn.
– Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi băm rồi thả hành tây vào xào sơ. Cho tiếp tôm vào xào săn lại rồi thêm nấm xào chung. Thêm nước dùng rồi cho sốt cà, kem sữa, gói phô mai khuấy đều. Rắc phô mai sợi lên, thêm cà chua rồi nấu cho sệt lại
– Vắt mì Bistro nấu 4 phút với nước sôi, vớt ra để ráo, xếp ra đĩa. Rưới phần sốt kem lên mì là hoàn tất món ăn.
Gỏi mì ngũ sắc
Nguyên liệu:
– Mì Hảo Hảo Tôm chua cay: một gói
– Củ kiệu: 20 gram
– Trứng gà chiên cắt sợi: 20 gram
– Cà rốt, dưa leo, hành tây cắt sợi: 30 gram
– Chả lụa cắt sợi: 20 gram
– Thịt nguội cắt sợi: 20 gram
– Nước cốt chanh: 10 ml
– Nước mắm: 5ml
– Đường: 10 gram
– Tương ớt: 5 ml
Chế biến:
– Vắt mì Hảo Hảo trụng mềm, để ráo.
– Trộn đều nước mắm, nước cốt chanh, đường, tương ớt, gói súp, gói dầu gia vị trong mì và 50 ml nước ấm thành nước trộn gỏi.
– Bày mì và các nguyên liệu đã cắt sợi ra đĩa, khi ăn rưới sốt lên, trộn đều.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai – Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngoài tính tiện loại, sự an toàn và dinh dưỡng cho cơ thể của thực phẩm ăn liền ngày càng được coi trọng, trở thành tiêu chí quan trọng để các nhà sản xuất ghi điểm và làm hài lòng người tiêu dùng. Các món ăn trên đều sử dụng sản phẩm mì gói từ Acecook Việt Nam với hương vị mô phỏng các món ăn đặc trưng của vùng miền, quốc gia hay hương vị của nguyên liệu chính mà thực phẩm đó nhắc tới.
Mì ăn liền thuộc nhóm cung cấp chất bột đường, vì vậy để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, cần kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn và có chế độ sinh hoạt hợp lý. Ví dụ một gói mì cần thêm thịt bò, thịt heo hoặc tôm, trứng, nấm, đậu hũ… để cân đối đạm động vật và thực vật. Kèm thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt… nhằm bổ sung đủ lượng chất xơ.
Nguồn : Thảo Trang / Báo vnexpress.net