Nhớ hồi đó em vừa sinh con xong thì về nhà mẹ đẻ để mẹ chăm cho dễ. Bên nhà chồng em neo người, con em lại là con đầu cháu sớm nên mẹ chồng, bà nội chồng dù ở xa cũng lặn lội sang thăm.

Đã vậy còn vác cho em cả 1 bao toàn là dược liệu cây rừng gì đó mà bảo là nhóm than lên hơ thì bỏ vào cho thơm, cho khỏe. Nhà mẹ đẻ em thì ở chung cư, em sinh vào mùa nóng bít bùng không chịu nổi, định cự nự thì mẹ em ra dấu bảo là thôi cứ cám ơn, vâng dạ làm theo đi. Sau đó 2 bà về cứ gọi vào hỏi em có xông than không, nhớ kiêng cữ đầy đủ, em dạ dạ vâng vâng chứ thật sự là không có, mà mẹ em thì chiều em nên cũng không bắt buộc. Các mẹ nghĩ xem, phòng thì bít bùng, em bé còn nhỏ xíu mà xông vào mùa nóng thì ai mà chịu nổi. Đã có rất nhiều trường hợp xông than trong phòng kín gây nguy hiểm cho tính mạng của sản phụ và bé sơ sinh chỉ vì người nhà kiên quyết bắt hơ than sau sinh. Như vụ em mới đọc sáng nay nè các mẹ.

Em đọc trên báo thì lúc gần 11 giơ đêm ngày 20/11, sản phụ Mã Thị Trang (22 tuổi, ngụ tại thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) cùng chồng và bé sơ sinh 3 ngày tuổi phải nhập viện Trung tâm Y tế Kon Plông trong tình trạng khó thở, tức ngực. Tuy nhiên, do quá sức khỏe quá yếu nên chị Trang đã tử vong tại bệnh viện.

Các bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng như khó thở, tức ngực, gọi hỏi kém đáp ứng, rối loạn ý thức. Kết quả xét nghiệm cho thấy, các bệnh nhân đều có chỉ số oxy trong máu thấp, nồng độ CO cao. Riêng chị Trang trong tình trạng nguy kịch và tử vong ngay sau đó. Theo người nhà bệnh nhân, sản phụ Mã Thị Trang vừa sinh con 3 ngày, do thời tiết giá rét nên nhóm lửa để sưởi ấm trong phòng 3 người gồm hai vợ chồng và đứa con mới sinh.

Do phòng đóng kín, việc đốt than đã gây thiếu ô xy, dẫn tới cả 3 phải nhập viện cấp cứu. Đến tối cùng ngày chồng chị Trang và cháu bé đã ổn định sức khỏe. Đây không phải là lần đầu tiên có những tai nạn liên quan đến việc hơ than sau sinh ở nước ta.

Còn nhớ, hồi cuối năm 2018, bốn người cùng gia đình ở Vinh (Nghệ An) bị ngộ độc khí CO khi đốt than sưởi ấm. Một người chết, 3 người phải nhập viện cấp cứu, điều trị.Bệnh viện đa khoa TP Vinh tiếp nhận 4 người trong một gia đình gồm sản phụ 35 tuổi, bé trai 28 ngày tuổi, và bố mẹ chồng sản phụ. Tuy nhiên, bố chồng sản phụ đã tử vong trước khi vào viện. Người nhà cho biết, do sản phụ vừa sinh cháu bé, thời tiết về đêm lạnh, nên gia đình đã đốt than củi để sưởi ấm qua đêm trong phòng đóng kín cửa. Sáng hôm sau, người thân phát hiện cả 4 người bị ngộ độc nên đưa đến bệnh viện để cấp cứu.

Sản phụ 35 tuổi may mắn sống sót sau khi ngộ độc khí than (Ảnh BNA)

Đầu năm 2017,Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cũng tiếp nhận cháu bé 4 ngày tuổi ở xã Hồng Lộc, Lộc Hà bị ngạt khí CO do dùng than củi để sưởi ấm. Theo người nhà cháu bé kể lại, sau khi sinh cháu được 2 ngày, gia đình đưa cháu về nhà. Lúc đưa về, cháu vẫn bú bình thường. Do trời lạnh nên gia đình đã sưởi ấm cho cháu bằng than củi. Sau 2 ngày sưởi ấm bằng than, cháu có biểu hiện li bì, bỏ bú, khó thở và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cấp cứu. Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sỹ cho biết cháu bị suy hô hấp nặng và đã được cấp cứu tích cực, cho thở máy, nhưng vì quá nặng nên cháu tử vong sau 5 giờ điều trị

Theo quan niệm cũ, khi sinh con người mẹ bị mất khá nhiều máu. Thêm vào đó, khi mang thai, tim, mạch máu, cơ, phổi… của sản phụ phải tăng cường hoạt động để nuôi thai nhi nên đến khi sinh, mọi thứ đột ngột trở lại như cũ sẽ khiến cơ thể có sự dao động, yếu và thân nhiệt thấp hơn so với bình thường. Vì vậy, phụ nữ sau sinhphải nằm hơthan để cơ thể ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Cũng có quan niệm cho rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn. Lâu dài về sau, sản phụ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run…

Ở nhiều vùng của nước ta, quan niệm hơ than sau sinh cho mẹ và bé vẫn còn phổ biến (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, đường hô hấp của cả mẹ và bé rất nhạy cảm, trong khi khói than có chứa rất nhiều khí CO2, đây là khí độc không tốt cho mẹ, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc có thể gây tử vong, nhẹ nhất cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, đối với những bé sinh mổ, nằm than sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ bị khô cứng lại, bé sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần.

Mục đích chính của việc nằm hơ than sau sinh chính là giữ ấm cho mẹ và bé. Vậy thì mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp sưởi ấm khác an toàn hơn như giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay;tắm, vệ sinh thân thể bằng nước ấm; thoa rượu gừng, rượu nghệ, dầu để giữ ấm cơ thể và kích thích các huyệt dưới da hoạt động; sử dụng các thiết bị sưởi; vận động nhẹ nhàng sau khi sinh vài tuần.

Tổng hợp từ PLXH, KTN…

Theo Webtretho

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ