Anh ta bảo xây xong nhà thì nuôi làm gì nữa, tầm cuối năm thì xây xong, chắc lúc đấy con này cũng đủ để làm một bữa rồi.
Tôi hơi kinh ngạc, nó vẫn nằm dưới gầm ghế chắc nghe chả hiểu gì. Tôi thấy tội nó nên bảo hay để tôi chuộc lại nuôi, anh ta thì đồng ý ngay, nhưng bố tôi lại bảo không nuôi, nhà chật không nuôi chó làm gì, bẩn và hôi ai dọn được.
Xong bố quay ra bảo với con chó, lúc nào mày thịt nhớ cho tao một cái đùi nhớ. Con chó thấy có người nói với nó thì ngửa mặt quẫy đuôi tít mù. Mọi người cùng cười râm ran, tôi chỉ biết đứng dậy đi vào nhà.
Tôi bảo mẹ khuyên bố cho nuôi nó, nó hay ăn ở nhà mình, thịt nó đi thì tội lắm. Mẹ bảo không nuôi được, giờ có cho ăn thì cho thôi.
Hôm nay tôi lại gặp nó, tôi ăn sáng với bánh mì, nó ăn cùng, ăn xong nó ra đầu hè ngồi ngóng ra đường, chắc đợi chủ về, mắt nó buồn lắm…”.
Trên đây là câu chuyện của do một bạn có nickname V.D kể về chú chó hàng xóm của mình được đăng lên mạng xã hội Facebook.
Trong cuốn sách Tam Tự Kinh được biên soạn từ đời nhà Tống tại Trung Hoa xưa có câu chuyện kể về nguồn gốc của lúa gạo có nhắc đến việc tại sao tất cả các loài động vật đều không được ăn cơm mà chỉ có loài chó mới có đặc quyền ấy.
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa khi con người còn sinh sống trong rừng rậm bằng săn bắt và hái lượm, một trận Đại Hồng Thủy dâng lên nhấn chìm hết tất cả, làm trôi sạch hoa quả và cây cối. Con người không còn bất cứ thứ gì để ăn, rất đói khổ và đáng thương. Từ ngọn núi cao phương Đông, với tấm lòng từ bi vĩ đại, các vị Thần đã hạ lệnh cho các loài vật đến cứu con người thoát khỏi tình cảnh khó khăn. Tuy nhiên, vì con đường từ Thiên Thượng xuống nhân gian phải băng qua một vùng biển lớn trùng trùng sóng vỗ rất gian trở nên tất cả các loài vật đều bó tay không dám nhận. Khi ấy chó nằm một góc vì quá thương loài người nên đã đứng ra gánh nhận trách nhiệm. Bằng sự kiên nhẫn và dũng cảm, trải bao gian khó, chó đã mang được những hạt giống xuống cho con người trên Trái đất. Sau này, loài người đã dùng những hạt cơm quý giá mà mình nấu dành cho chó ăn để cảm ân tấm lòng cứu mạng.
Ai từng là fan hâm mộ của “Tony buổi sáng” hẳn đã nghe Tony kể câu chuyện về những vị khách Tây phương. Trong một lần Tony mời hai bà ngoại quốc đến Việt Nam, ban đầu hai người đã rất hào hứng vì nghe “Việt Nam thân thiện, phong cảnh đẹp sắc”. Tuy nhiên, mới hôm đầu tiên đến chơi, đi đường thấy người ta treo một con chó thui lủng lẳng trước quán ăn, hai bà sợ quá yêu cầu Tony đặt vé máy bay về nước gấp. Khi về nước hai bà mới kể cho Tony truyền thuyết về loài chó ở phương Tây.
Chuyện kể rằng, xưa kia khi muôn loài được sinh ra, chó mèo vẫn còn ở trong rừng. Loài người muốn gọi về ở chung với điều kiện: Loài chó phải trung thành tuyệt đối, là loài thú duy nhất tôn thờ con người, dù giàu có hay nghèo khó, vẫn quẫy đuôi mừng chủ. Loài người có quyền định đoạt tức được phép đánh, nó sẽ nằm im cho đánh chết, nhưng với điều kiện là loài người sẽ không được ăn thịt loài chó. Dấu tích hàng nghìn năm, loài người hứa rồi quên. Mấy thế kỷ trước, người châu Âu cũng từng quên lời thề ấy, ăn thịt chó để rồi bị báo oán, tại họa dịch bệnh liên miên, chết hàng mấy triệu người…
Ngày nay, trên toàn thế giới chỉ còn Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên là còn có thói quen ăn thịt thú nuôi. Tại Việt Nam, cội nguồn ăn thịt chó này bắt đầu từ các lễ hiến tế chó trong tín ngưỡng dân gian. Người ăn đầu tiên là thầy cúng, pháp sư, nhưng những người này chỉ được phép ăn lén vào lúc trời tối đêm, không được để người khác trông thấy. Sau đó, thói quen này bắt đầu lan truyền sang người dân. Vì kiêng kị nên người ta không gọi thẳng là “ăn thịt chó” mà biến thể sang thành ăn thịt cầy, mộc tồn = cây còn nghĩa là con cầy.
Nghe có vẻ huyền hoặc, nhưng đến nay người phương Tây không ăn thịt chó nữa mà xem chúng như những người bạn. Nếu những câu chuyện truyền thuyết trên đều là có thật thì loài người có lẽ đang thật sự gặp nguy hiểm…
“Nghĩa” và “tín” là một trong 5 tiêu chuẩn đạo đức truyền thống mà người xưa dạy con người lấy làm trọng. Hứa mà không làm là thất tín, nhận ân mà báo oán là kẻ bất nghĩa. Cả tín và nghĩa đều không làm được thì sao gọi là “nhân”? Có một điều rằng khi đạo đức của xã hội nhân loại đã trở nên suy đồi và không thể cứu vãn được nữa chắc chắn sẽ bị tiêu hủy, giống như trận Đại Hồng Thủy năm xưa giáng xuống thế gian để canh tân một vũ trụ mới. Câu chuyện mấy thế kỷ trước xảy ra tại châu Âu như lời cảnh tỉnh những ai còn đang mê lạc bởi dục vọng hãy mau chóng tỉnh ngộ, đừng trong vô minh mà tạo nghiệp!
Gia Viên – Hồng Tâm
Theo Trần Phong | ĐKN