Từ bạn bè chốn công sở, hay bạn trên giảng đường, đối tác công việc… Đều là những người chúng ta luôn tiếp xúc và tạo mối quan hệ. Nhưng trong số đó, không phải ai cũng đối xử tốt với bạn. Có những người bên ngoài thì luôn vui vẻ, đối xử tốt với bạn, nhưng bên trong thì lại chứa những điều xấu. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được ai là người chân thân, ai là người giả tạo? Bài viết dưới đây Quản trị mạng xin gửi đến bạn đọc 8 dấu hiệu để nhận biết những người chỉ giả vờ tốt mà bạn nên tránh hoặc ít nhất cũng là hạn chế tiếp xúc.
1. Người chân thành sẽ tôn trọng tất cả mọi người
Người chân thành sẽ tôn trọng tất cả mọi người
Để có thể nhận biết được người sống giả tạo và người sống chân thật, thì chúng ta cần tiếp xúc với họ một khoảng thời gian thì mới có thể biết được. Những người sống chân thật thường tôn trọng tất cả mọi người xung quanh, dù hoàn cảnh hay chức vị của người kia ra sao. Con những kẻ sống giả tạo thì chỉ tôn trọng người có quyền lực, nịnh hót họ để có lợi nhất cho bản thân, không quan tâm tới người khác.
2. Người chân thành không có xu hướng nịnh hót lấy lòng người khác, luôn luôn sống thật với chính mình
Sống luôn xua nịnh mọi người
Với những người sống chân thật, mộc mạc họ thường sống theo đúng kiểu của mình, không cần cố gắng làm người khác thích mình, yêu quý mình. Còn ngược lại, những con người sống giả tạo thường cố gắng làm người khác thích mình, quý mình bằng mọi giá, kể cả thủ đoạn.
3. Người chân thành không để ý người khác có quan tâm mình hay không, mà chỉ tập trung vào cuộc sống của chính mình
Tìm kiếm sự chú ý
Người chân thật không cần tìm Kıếɱ mọi sự chú ý từ mọi người xung quanh, họ sống cảm thấy vui vẻ là được. Còn những người sống giả dối tìm mọi cách để người khác để ý đến mình, luôn khao khát sự quan tâm từ người khác, luôn muốn trở thành tâm điểm của thế giới.
4. Người chân thành sống thực tế, không tự tâng bốc mình
Người chân thành sống thực tế, không tự tâng bốc mình
Những người chân thật sống không khoe khoang, có sao sống vậy, thật với lòng người. Còn những kẻ giả tạo luôn cố gắng thể hiện bản thân với mọi người để tạo cho mình một “vỏ bọc”, che mắt thiên hạ.
Họ có hay đưa ra ý kiến cá nhân hay chỉ thích đi buôn chuyên, bao đồng?
Khả năng công khai thể hiện quan điểm chính là một yếu tố chứng tỏ một người có ý chí mạnh mẽ và nguyên tắc đạo đức cao hay không? Vì ý kiến của một người đôi khi có thể khác với đám đông và khi đó họ phải có đủ can đảm để đối đầu với đám đông. Molly Brown trong siêu phẩm “Titanic” là một người như thế. Bà là một người mạnh mẽ, không bao giờ ngồi lê đôi mách hay xì xào chuyện thiên hạ, không những thế lại luôn đi ngược lại những quy tắc của đám đông. Ngược lại với bà, mẹ của Rose lại là một người Pʜụ пữ kém tinh tế, thường xuyên đưa tin đồn thất thiệt mà chẳng có chính kiến cá nhân.
5. Người chân thành muốn mặt đối mặt trình bày quan điểm của họ. Dù bất đồng ý kiến họ vẫn sẵn sàng đối diện
Luôn có chính kiến của bản thân
Luôn công khai bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân với tất cả mọi người, có chứng kiến riêng của bản thân là những đức tính của người thật là. Còn những người sống giả dối dù lòng họ không hề quý mến bạn, nhưng họ luôn tạo được nơi bạn cảm giác bạn được họ quý mến. Ngoài miệng, họ không ngớt lời khen bạn xinh đẹp, nhưng trong lòng họ lại nghĩ bạn χấц xí chẳng kém gì Thị Nở. Đối với bất cứ ý tưởng nào mà bạn nêu ra, họ luôn gật gù, tỏ ý hoàn toàn ủng hộ bạn. Lúc nào họ cũng tỏ vẻ thân thiện với bạn, nhưng bên trong họ có thể có những mưu đồ ngấm ngầm làm hại bạn.
6. Người chân thành luôn luôn giữ lời hứa, và cố gắng để hoàn thành những gì đã hứa
Người chân thành luôn luôn giữ lời hứa, và cố gắng để hoàn thành những gì đã hứa
Kẻ đạo đức giả dễ dàng hứa hẹn, nhưng lại không bao giờ đi thực hiện.
7. Người chân thành nhìn thấy điểm mạnh và ca ngợi những người khác
Người chân thành nhìn thấy điểm mạnh và ca ngợi những người khác
Những người chân thành luôn trân trọng và thừa nhận thành quả của người khác, chúc mừng thực lòng và lấy đó để học hỏi. Còn người giả tạo, nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên thì lời chúc mừng của họ chưa chắc đã đáng tin.
8. Người chân thành sẵn sàng giúp đỡ người khác
Người chân thành sẵn sàng giúp đỡ người khác
Người sống chân thật không màng đến vụ lợi, luôn tử tế giúp đỡ người khác mà không cần nghĩ đến việc người ta sẽ trả ơn mình. Còn với những người giả tạo lại phải suy xét và luôn nghĩ đến những lợi ích của bản thân đầu tiên.
Tóm lại, những dối trá, lọc lừa khiến cho cuộc sống thêm phức tạp, hỗn loạn. Tránh được thói giả dối nhiều chừng nào thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn chừng nấy. Chúng ta hãy thử hình dung một xã hội mà ở đó con người ta đến với nhau bằng một thái độ cởi mở, chân thành, bằng khiếu hài hước, trí thông minh hóm hỉnh… thì xã hội sẽ thanh bình, yên ổn, đẹp đẽ và vui tươi hơn biết bao! Không có mưu mẹo xảo trá, không có dối gạt, không có khoe khoang, tự phụ, giả vờ… Khi đó, những chiếc “mặt nạ” sẽ bị cởi bỏ hết, và con người sẽ được sống chân thành, giản dị như chính những gì bản thân mình đang có.