Móc gài áo ngực:
Nhà văn nổi tiếng, Mark Twain (tên khai sinh Samuel Clemens) không thích dây kéo quần. Đó là những dây đai dài kéo qua vai để giúp giữ quần của đàn ông không bị tuột. Twain nghĩ dây kéo quần không thoải mái và tiếp tục phát minh ra một sản phẩm mới để thay thế chúng. Sản phẩm đó là cái móc gài.
Đó là một móc khóa kim loại nhỏ giữ quần chắc chắn đến thắt lưng. Đây là thứ chúng ta sử dụng như thắt lưng ngày nay. Nhưng ngày nay, đàn ông không quen thuộc với móc gài vì họ không bao giờ thực sự phải sử dụng nó. Phụ nữ thì biết về móc gài khá rõ vì nó là thứ giúp níu giữ áo ngực của chúng ta. Đúng đấy ạ, những chiếc móc kim loại nhỏ ở phía sau (và đôi khi, phía trước) của áo ngực ban đầu được phát minh dành cho nam giới.
Mark Twain đã nhận được bằng sáng chế cho móc gài vào ngày 19 tháng 12 năm 1871. Khi ông viết trong đơn xin cấp bằng sáng chế của mình, ông ghi đây là một cải tiến cho dây đai có thể điều chỉnh và có thể tháo rời cho hàng may mặc. Nó đã từng được sử dụng trong áo sơ mi, đồ lót và áo nịt ngực.
Giày cao gót:
Giày cao gót được coi là một trong những món đồ nữ tính nhất. Người ta luôn nghĩ rằng nó được phát minh ra cho phụ nữ. Điều đó là sai. Giày cao gót được tạo ra cho nam giới. Phụ nữ chỉ bắt đầu đi giày cao gót vào thế kỷ 17.
Giày cao gót đầu tiên được sản xuất cho nam binh sĩ Ba Tư vào thế kỷ thứ 10. Gót giày cho phép họ khóa chân trong bàn đạp (nơi đặt chân cho những người cưỡi ngựa). Điều này đã cải thiện sự cân bằng và chính xác của họ khi họ muốn bắn tên hoặc tấn công đối thủ bằng vũ khí khác khi đang di chuyển.
Giày cao gót chỉ đến châu Âu vào thế kỷ 17, nơi nó được các quý tộc nam chấp nhận vì nó khiến họ trông cao hơn và “đáng nể” hơn. Trong một sự cố đáng chú ý, vua Louis XIV của Pháp đã phân phát giày cao gót cho các thành viên nam trong nội các của ông vào năm 1673.
Phụ nữ bắt đầu đi giày cao gót vì nó làm cho bàn chân của họ trông nhỏ hơn. Vào thời điểm đó, hầu hết phụ nữ mặc váy dài đến mắt cá chân. Những đôi giày cao gót nâng phần giữa và phía sau chân của họ để nó được giấu dưới váy của họ. Chỉ có phần trước của bàn chân là có thể nhìn thấy, tạo cho mọi người cảm giác rằng họ có bàn chân nhỏ.
Tuy nhiên, giày cao gót bắt đầu chuyển hướng sang chỉ dành cho phụ nữ vì nó làm cho gót chân nhỏ hơn. Phụ nữ cũng thiết kế hợp lý mặt trước của đôi giày để nó trông nhỏ hơn và nhọn hơn. Trong khi đó, đàn ông duy trì những đôi giày cao gót nguyên bản với gót rộng và mặt trước phẳng. Nam giới bỏ đi giày cao gót vào thế kỷ 18 vì nó đã được coi là một món đồ nữ tính.
Túi xách:
Túi xách có nguồn gốc từ những chiếc túi nhỏ mà mọi người mang theo từ nhiều thế kỷ trước. Quần áo không có túi vào thời điểm đó và mọi người đã tạo ra những túi nhỏ để giữ tiền và những thứ quan trọng. Các túi này thường được gắn vào một vành đai đeo quanh eo.
Vào thế kỷ 16, phụ nữ đã bỏ túi nhỏ để chuyển sang dùng các mảnh kim loại nhỏ gọi là chatelaines. Họ treo chìa khóa và dụng cụ may vá trên các chatelaines, chúng được treo dưới váy. Tuy nhiên, phụ nữ đã bỏ các chatelaines để chuyển sang dùng reticules trong thế kỷ 18. Các reticules là những chiếc túi nhỏ được giữ bởi một dây rút.
Túi xách hiện đại xuất hiện vào đầu những năm 1900. Tên được đặt ra từ những chiếc túi cầm tay đàn ông mang theo. Các nhà thiết kế thời trang thời đó đã sử dụng túi xách nam để tạo ra túi xách cho nữ. Những chiếc túi xách nữ tính này có ốc vít và được tách thành các ngăn để làm cho chúng có công dụng thực tế hơn. Túi xách nam sớm nhường chỗ cho những chiếc túi xách nữ.
Băng vệ sinh:
Băng vệ sinh không được phát minh mãi cho đến Thế chiến I. Nhiều năm trước chiến tranh, một số giám đốc điều hành của một Tập đoàn nổi tiếng đang dạo quanh Châu Âu thì họ bắt gặp một số chất liệu mới làm từ bột giấy và giấy. Đó là chất liệu Cellucotton, có thể thấm nước nhiều gấp năm lần so với bông thông thường trong khi chi phí chỉ bằng một nửa.
Các giám đốc điều hành đã đưa Cellucotton trở lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Tập đoàn này đã không tìm thấy bất kỳ công dụng nào của chất liệu đó cho đến khi Thế chiến thứ nhất xảy ra. Cellucotton được sản xuất hàng loạt để sử dụng trong việc băng bó cho những người lính bị thương. Tuy nhiên, các nữ y tá điều trị cho những người lính bị thương đã sớm phát hiện ra rằng nó có tác dụng tốt trong việc thấm kinh nguyệt của họ.
Tập đoàn không bao giờ chú ý đến điều đó cho đến khi thị trường “băng bó cho binh lính” không còn sau chiến tranh. Vào năm 1920, tập đoàn đã đổi thương hiệu, trở thành thương hiệu đầu tiên sản xuất băng vệ sinh dùng một lần.
Tất chân:
Tất chân là một loại trang phục khác được chuyển đổi giới tính. Ngày nay, chỉ có phụ nữ dùng tất chân mặc dù những chiếc tất đầu tiên được làm ra để cho nam giới. Phụ nữ chỉ bắt đầu mang tất chân vào thế kỷ 18. Đàn ông đã mang tất chân từ thế kỷ thứ 9. Đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu thường mang tất trắng hoặc màu sặc sỡ trong khi đàn ông nghèo chỉ mang tất màu đen.
Tất chân là lớp vải bó sát che kín bàn chân và một phần của chân. Một biến thể của nó là quần lửng, là sự kết hợp của tất với quần lót.
Những điều này dần thay đổi giữa thế kỷ 16 và 20 khi tất chân chuyển từ một món đồ nam tính sang nữ tính. Thời kỳ này thậm chí còn được gọi là The Dark Ages of Tights vì lý do này. Đến thế kỷ 19, tất chân đã trở nên gắn bó với phụ nữ đến nỗi đàn ông đã ngừng mặc chúng hoàn toàn.
Đồ màu hồng:
Một thế kỷ trước, con trai mặc màu hồng và con gái mặc màu xanh. Ngày nay, điều đấy lại đảo ngược. Làm thế nào mà sự trái khuấy đó xảy ra? Toàn bộ sự việc bắt đầu vào những năm 1900 khi quần áo trẻ em có màu đầu tiên xuất hiện. Trước đó, gần như không thể biết được giới tính của em bé qua cái nhìn đầu tiên vì mọi em bé đều mặc đồ trắng.
Màu trắng là màu ưa thích vì nó có thể được tẩy để loại bỏ bất kỳ vết bẩn nào. Các bé trai cũng mặc váy vì chúng dễ mặc hơn áo sơ mi và quần short. Váy màu chỉ trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ sau đó. Tuy nhiên, không có màu sắc được liên kết với bất kỳ giới tính nào. Vào thời điểm Thế chiến thứ nhất xảy ra, người ta thường đồng ý rằng con trai mặc màu hồng và con gái mặc màu xanh. Con trai mặc màu hồng vì vẻ ngoài mạnh mẽ của nó. Màu xanh được ưa thích cho các cô gái vì nó được coi là đẹp hơn.
Nam giới chỉ bỏ mặc váy để chuyển sang áo sơ mi và quần short vào cuối Thế chiến II. Tuy nhiên, con trai vẫn mặc màu hồng và con gái mặc màu xanh. Sự thay đổi thực sự xảy ra vào những năm 1960 khi những người ủng hộ các phong trào giải phóng phụ nữ bắt đầu mặc quần áo cho con gái họ màu hồng vì lo ngại rằng các cô gái bị buộc phải cư xử khéo léo bởi những loại quần áo họ mặc.
Trong khi đó, các chàng trai dần chuyển từ màu hồng sang màu xanh. Ngành may mặc đã giáng một đòn cuối cùng vào khoảng năm 1985 khi họ bắt đầu tiếp thị quần áo màu hồng cho nữ và màu xanh cho nam. Ngành may mặc không quan tâm đến bình đẳng giới hay bất cứ điều gì. Họ chỉ muốn buộc cha mẹ mua quần áo mới thay vì chia sẻ quần áo giữa các em bé có giới tính khác nhau.
Nguồn dịch: https://listverse.com/2019/12/23/8-very-feminine-items-that-were-originally-made-for-men/