Chuyện là chị ấy thấy con trai (2 tuổi) của mình bị nóng trong người, nổi đầy rôm sẩy nên chị mới lấy nước đỗ đen cho con uống. Mấy ngày đầu uống nước đỗ đen thì bé rất thích, ăn uống ngon miệng. Được một tuần thì bé trở nên biếng ăn, người xanh xao, kêu khóc suốt. Thấy vậy chị mới đưa con đi khám thì bác sỹ nói bé bị suy nhược cơ thể và nguyên nhân có thể là do dùng nước đỗ đen nhiều ngày làm ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Bác sỹ cũng nói thêm là đỗ đen vốn là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp để giải nhiệt, trị nóng trong người, thế nhưng nếu dùng sai cách thì sẽ dẫn tới nhiều tai hại nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là gây tử vong. Mọi người cùng xem dưới đây để rút kinh nghiệm nhé!

1. Uống thay nước lọc

Nhiều gia đình có thói quen uống nước đỗ đen thay nước lọc, tuy nhiên bác sỹ khẳng định đây là điều không nên. Trong đỗ đen có nhiều dưỡng chất tốt nhưng nếu nạp quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị quá tải, không hấp thu kịp mà gây phản tác dụng, mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể bị thiết hụt chất và gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Theo các chuyên gia, chỉ nên uống nước đỗ đen 200 – 240ml (tương đương 1 cốc thủy tinh vừa). Có thể pha thêm mật ong và uống vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe.

2. Dùng nước đỗ đen pha sữa cho trẻ nhỏ uống

Các bà mẹ thường truyền tai nhau cách pha nước đỗ đen với sữa cho con uống vừa mát vừa tăng hàm lượng dinh dưỡng thế nhưng đây là việc làm hoàn toàn sai lầm. Bác sỹ cho biết, trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 2 tuổi có nguy cơ bị tím tái, ngạt thở, thậm chí là tử vong nếu uống đỗ đen với sữa quá nhiều. Bởi khi kết hợp 2 thứ này sẽ khiến cơ thể trẻ không đủ khả năng hấp thụ, gây ra các phản ứng nguy hiểm.

Trẻ em dưới 6 tuổi có thể uống nước đỗ đen nhưng chỉ dừng ở mức 100 – 150ml/ ngày.

3. Rang đỗ đen trước khi nấu thường bảo quản sai gây nấm mốc

Có nhiều người sử dụng cách rang đỗ đen rồi mới nấu nước nhưng các chuyên gia lại cho rằng khi dùng cách này mà không đảm bảo an toàn thực phẩm trong bất kỳ công đoạn nào thì sẽ gây phản tác dụng.

Rang đỗ đen lên sẽ thường để lâu rồi uống dần như ‘hãm trà’, việc này yêu cầu công tác bảo quản kĩ lượng để tránh ẩm và nấm mốc. Nhất là chứa nấm aflatoxin gây suy gan rất có hại cho sức khỏe!

JKghqheOVfjGFS6LgWB8bAuujLrw8HB2O_WgCVLCqjb8yPtF1bjsOn8fDHBPYu8wLu5DVK4ferE36KfJgEwHFgs10QotWg

4. Không ngâm đỗ đen trước khi nấu

Ngâm đậu đen trước khi nấu sẽ chuyển hạt đậu sang trạng thái nảy mầm và ở trạng thái này nó có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất.

Ngâm giúp đỗ mềm hơn, khi nấu sẽ rút ngắn được thời gian. Ăn đỗ mềm sẽ giúp con người dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất hơn. Do đó, ai còn đang bỏ qua bước này thì nên xem lại.

5. Người bị bị thận, hư hàn không nên uống đỗ đen

Trong đỗ đen có chứa một số khoáng chất, đặc biệt là giàu kali nên người bị bệnh thận tuyệt đối không nên dùng. Người bị bệnh thận, suy thận do chức năng đào thải kali gần như là không nên luôn có nguy cơ tăng kali trong máu mà khi chất này tăng cao sẽ khiến bệnh nhân tử vong.

Đỗ đen có tính mát nên không phù hợp với người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh… Những người này ăn nhiều đỗ đen sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn, khó chữa trị.

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ