Mỗi ngày em vẫn thường lên giường đi ngủ lúc 10h tối, nhưng mấy tuần nay cứ khoảng 3 sáng là em tỉnh giấc không ngủ được, nằm trằn trọc đến khoảng 5h sáng, khi nghe tiếng nói chuyện của mấy cụ già đi thể dục dưới sân, em mới lại chợp mắt được 1 lát là chuông báo thức kêu.

Hôm qua em đang lang thang trên mạng thì đọc được bài báo cũng nói về thời điểm tỉnh giấc mỗi đêm cảnh báo bệnh tật trong người, trong đó thời điểm 3-5h sáng mà trằn trọc không ngủ được như em có liên quan đến bệnh về phổi đấy các chị ạ. Tiện đây em chia sẻ lại lên diễn đàn để mọi người tham khảo nhé! chứ em đang lo lắm.

21h-23h: Tuyến giáp

Thông thường thời điểm này là thời gian mọi người bắt đầu lên giường đi ngủ, nếu bạn đang ngủ mà tỉnh giấc trong khoảng giờ này, hoặc bạn khó khăn khi ngủ trong khoảng thời gian này thì có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng và lo lắng quá mức trong ngày.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, hệ thống nội tiết của chúng ta tái cân bằng chính nó và mạch máu cơ thể hoạt động tích cực hơn. Điều này có nghĩa là nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hệ miễn dịch, tuyến giáp, tuyến thượng thận hoặc chuyển hóa đều có thể khiến bạn tỉnh giấc.

Giải pháp: Bạn có thể thực hành thiền định, tập yoga trước khi đi ngủ hoặc tập luyện cơ bắp và các bài tập thư giãn để cải thiện giấc ngủ thời gian này.

23h – 1h sáng hôm sau: Túi mật

Đây là thời điểm túi mật bộ phận làm nhiệm vụ sản xuất mật, vốn là một bộ phận cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thu để phá vỡ tất cả chất béo tiêu thụ trong ngày.

Nếu bạn thường xuyên thức giấc vào thời gian 23h – 1h, đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo hay dầu không lành mạnh. Trong khi đó, chế độ ăn quá nhiều chất béo, ít vận động sẽ sinh ra bệnh sỏi mật.

Trong khi đó, với chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol, ít chất xơ có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của cholesterol và muối mật có trong dịch mật, dẫn đến hình thành sỏi – là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm túi mật.

Hơn nữa,những yếu tố liên quan đến cảm xúc như thất vọng, tự ti, cảm giác cay đắng hay oán giận cũng có thể ảnh hưởng đến túi mật.

Giải pháp: Bạn nên suy nghĩ cởi mở, thư giãn và tránh mọi bực tức để có một giấc ngủ trọn vẹn.

1h – 3h: Gan

Đây là quãng thời gian bạn thường ngủ say và gan làm nhiệm vụ thải độc. Vậy nên, nếu bạn thường xuyên bị “đánh thức” đúng khung giờ này thì rất có thể gan của bạn đang phải hoạt động quá công suất.

Giải pháp: Việc bạn cần làm lúc này là giúp gan tăng cường chức năng thanh lọc, thải độc tố bằng cách:Uống thêm nước và cắt giảm chất cồn cũng như caffein trong danh sách đồ uống hàng ngày của bạn.

3h – 5h: Phổi

Thời điểm 3 – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Đó cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm phổi làm nhiệm vụ thu thập oxy và chuyển nó đến tất cả các cơ quan khác để chuẩn bị cho một ngày mới. Nếu bạn thức dậy trong khoảng thời gian này và có các triệu chứng như ho, hắt hơi hoặc nghẹt mũi thì rất có thể bạn có chất nhờn dư thừa trong người hoặc chế độ ăn kém.

Phổi hoạt động kém cũng có liên quan tới những cảm xúc buồn bã hay đau khổ. Vì vậy, thức dậy vào thời điểm này có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải từ bỏ những cảm xúc này. Thực hiện một số bài tập thở có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Giải pháp: Hãy chú ý giữ ấm cơ thể để tạo điều kiện cho phổi thực hiện tốt chức năng của chúng. Ngoài ra,bạn nên thực hiện các bài tập thở có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

5h – 7h: Ruột già

Khoảng thời gian từ 5-7h sáng là thời điểm dòng năng lượng được tập trung trong ruột già để loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Nếu có sự mất cân bằng trong cơ quan này, bạn có thể bị táo bón, tăng cân hoặc thậm chí lão hóa sớm.

Giải pháp: Để giúp ruột già hoạt động tốt và điều hòa chu kỳ giấc ngủ, bạn nên thực hiện các động tác căng cơ bắp, uống nhiều nước và đi vệ sinh sau khi thức dậy.

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ