1. Thu nhập gia đình

Thu nhập gia đình luôn là một chủ đề nhạy cảm, nói nhiều sẽ sinh ra đố kỵ, nói ít sẽ sinh ra kỳ thị. Nhưng thường có một số người dại dột thích khoe gia thế, khoe khoang sự giàu có.

 

Người thông minh thường “giấu đi sự giàu có của mình”. Họ không tiết lộ lý lịch gia đình cho người khác, thậm chí còn giả vờ nghèo khi thích hợp. Bởi vì họ không cần bề ngoài phải trang hoàng lộng lẫy.

Ngoài ra, họ cũng hiểu rằng sự đánh giá cao của người khác không phải là thành tựu. Đồ càng khoa trương thì kẻ ác càng thèm muốn, mất đi càng nhanh; đồ càng tầm thường thì kẻ xấu càng khó tìm ra, tự nhiên sẽ an toàn hơn.

nguoi-khon

2. Không tiết lộ mục tiêu cá nhân

Mục tiêu, tham vọng riêng của bạn khi được chia sẻ, nếu gặp người thấu hiểu sẽ ủng hộ, người không thấu hiểu lại chê cười, cho rằng đó là điều viển vông. Nếu nhận được thái độ này, bạn sẽ bị tổn thương, mất động lực và niềm tin vào chính mình. Ngoài ra, một số người xấu tính còn cố tình gây rắc rối, cản trở quá trình nỗ lực của bạn. Thậm chí, họ sẵn sàng cướp ý tưởng và công lao ngay sau khi bạn chia sẻ.

 

Đây chính là lý do tại sao người càng thông minh càng âm thầm, chờ đợi cơ hội bứt phá để thành công. Nên giữ im lặng về mục tiêu, tham vọng cá nhân cho đến khi bạn làm chủ được nó.

3. Chuyện xấu trong nhà

Tục ngữ có câu: “Vạch áo cho người xem lưng”. Mọi chuyện trong gia đình bạn phải được giữ bí mật, kể cả với những người thân thiết nhất. Mặc dù nguyên tắc này đơn giản và dễ hiểu, vẫn luôn có những người không thể kiểm soát được bản thân.

Đôi khi sau một cuộc cãi vã, bạn cảm thấy đầy bất bình và nóng lòng muốn tìm người để phàn nàn. Đây là một chuyện cực kỳ bình thường, trong gia đình ai cũng sẽ có những bất bình ở mức độ này hay khác. Người thông minh có xu hướng tự giải quyết những bất bình của mình. Những chuyện gia đình tầm thường mà bạn gặp phải sẽ chỉ trở thành lời bàn tán sau lưng và mục tiêu chế nhạo. Đôi khi, họ còn thêm vào những thông tin để khiến chuyện tầm phào thành giật gân.

 

Nếu chuyện này truyền đến tai gia đình, chắc chắn sẽ lại gây ra ồn ào và tranh chấp càng lớn hơn. Cuối cùng, nó khiến cuộc gặp gỡ giữa anh chị em ngại ngùng, mối quan hệ giữa họ hàng trở nên khó xử.

Vì vậy, hãy im lặng và đừng nói chuyện gia đình với người ngoài. Bạn phải biết: Dưới đáy nồi của mỗi người đều có tro tàn. Cách tốt nhất để giải quyết bê bối của chính mình là đóng cửa lại bảo ban nhau.

4. Chuyện của người khác

 

Chuyện của người khác, đừng bình luận đúng sai, cũng đừng kể cho một ai khác. Bởi vì, một người thích bàn chuyện đúng sai của người khác, thường sẽ trở thành người tạo ra cái đúng sai đó. Càng nói nhiều, càng dễ làm mất lòng nhiều người.

Hemingway từng nói: “Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng lại mất hơn 60 năm cuộc đời còn lại để học cách im lặng.”

Đôi khi, chuyện của người khác sẽ khiến bạn hứng thú, thật sự rất khó để kiềm chế sự tò mò đó, nhưng dù cho bạn tin tưởng người muốn chia sẻ cùng đến đâu thì vẫn có khả năng họ tiết lộ một số thông tin bí mật với những người khác nữa. Điều này có thể tác động tiêu cực với bạn và ảnh hưởng mối quan hệ giữa bạn với những người bạn khác.

Dù lòng bạn có nhiều tâm sự đến đâu, có những chuyện phải kín tiếng, không được nói cho người ngoài. Ai cũng đều có một vết thương trong lòng, dù ít hay nhiều, sâu hay cạn. Khi sống trên đời, vui buồn sướng khổ là điều ai cũng phải trải qua, nếu phải chịu đau buồn, hãy xem đó là kinh nghiệm sống. Vì học cách cất giữ bí mật cũng là một loại kỹ năng.

 

5. Sự xuất sắc của con trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thường thích chia sẻ về thành tích của con cái. Với họ, đó không chỉ là sự tự hào mà còn muốn thông qua đó để động viên con cái nỗ lực hơn nữa. Tuy nhiên, hành động này còn có thể vô tình ảnh hưởng không tốt đến con.

Những đứa trẻ càng xuất sắc, bạn càng không nên khoe ra bên ngoài. Không ít phụ huynh chọn cách chia sẻ ngay lên mạng xã hội mỗi khi con đạt được thành tích tốt, chẳng ngại khoe khắp nơi về đứa con đáng tự hào của mình. Họ không biết sự phô trương thành tích của con chính là vô tình đặt lên vai con trách nhiệm quá sức, khiến con luôn phải gồng mình.

Bên cạnh đó, việc khoe khoang thành tích học tập của con có thể khiến người khác, bạn bè của con có cái nhìn khác đi, thiếu thiện cảm với con bạn. Bạn bè cùng trang lứa có thể phản ứng mạnh vì không thích bạn hơn mình.

 

Là cha mẹ, đừng đặt sự xuất sắc của con bạn vào miệng của bạn. Suy cho cùng, cuộc sống này là của chính bạn, đâu cần phải luôn phô trương cho tất cả mọi người cùng hay. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng động viên để con hiểu được rằng những nỗ lực của chúng luôn được cha mẹ ghi nhận. Đó mới là cách khích lệ tinh thần mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho con.